Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mang đến thay đổi về tốc độ, quy mô và lực lượng sản xuất mà chúng ta chưa từng thấy trước đó.
Vậy Việt Nam đã đang và nên làm gì trước một thời đại đang chuyển giao mạnh mẽ như vậy?
Dòng chảy cách mạng
Trên thế giới, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã phát triển chóng mặt. Có thể kể đến như chương trình “Công nghiệp 4.0” ở Đức, Sáng kiến “Cộng đồng Công nghiệp Internet” ở Mỹ … Hầu hết các nước phát triển và đang phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore đều đã đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế số, thúc đẩy công nghiệp thông minh.
Nhiều tập đoàn như Facebook, Amazon, Alibaba đã trở thành những gã khổng lồ trong giới mạng xã hội, điện tử thương mại và có tác động lan tỏa, kết nối mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu.
Nhìn lại lịch sử, cuộc cách mạng đầu tiên mang đến những phát minh cơ khí như máy hơi nước, máy dệt và đường sắt. Cuộc cách mạng lần hai mang đến dây chuyền sản xuất hàng loạt thông qua dây chuyền láp ráp và điện khí hóa. Cuộc cách mạng lần ba mang đến siêu máy tính, điện toán cá nhân và mạng Internet.
Câu hỏi được đặt ra thế giới với cách mạng lần tư sẽ có gì và diễn ra với tốc độ nào?
4 giai đoạn phát triển của cách mạng công nghiệp
Ở Việt Nam đã có gì?
Hiện tại cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng này và là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người. Theo đó, Việt Nam có thể đi thẳng vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới do các công nghệ này không phụ thuộc vào công nghệ cũ, từ đó có thể rút ngắn khoảng cách phát triển.
Trong 2 lĩnh vực được nhắc đến trong cách mạng công nghiệp 4.0 là y học và in 3D thì ở Việt Nam đã có được những thành tựu nhất định. Máy in 3D sẽ sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật và vật liệu để biến các file kỹ thuật số chứa dữ liệu 3 chiều được tạo ra trong chương trình thiết kế trên máy tính CAD (computer-aided design) hoặc từ một máy quét 3D – thành những vật thể thực thụ. Công nghệ in 3D đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2003, tuy nhiên do giá thành thiết bị khá đắt đỏ nên chưa ứng dụng được nhiều.
Trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), một trong những đặc trưng chủ yếu của cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cũng đã có những sản phẩm AI “made in Vietnam”, chẳng hạn như “Hệ thống quản lý dữ liệu Docpro” hay giải pháp nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE của công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI. Hệ thống này được Sở Quy hoạch Kiến trúc, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam sử dụng để quản lý và sử dụng tự động hóa các nguồn tài liệu hồ sơ của mình.
Những bước đi đầu tại Việt Nam ứng dụng cách mạng 4.0
Nhà nước vào cuộc
Đứng trước một thế giới năng động như thế, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành Chỉ thị 16 về tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều giải pháp quan trọng. Theo đó, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là tập trung xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Ví dụ, chúng ta nên đẩy mạnh số hóa trong việc xây dựng chính quyền điện tử thông minh vào để thay đổi phương pháp làm việc của bộ máy chính quyền, tiến tới minh bạch và hiệu quả hơn. Vì giải quyết bài toán bằng giải pháp số hóa tài liệu chuyên nghiệp sẽ góp phần phát triển các cơ sở dữ liệu dùng chung đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng.
Có thể nói, tuy còn nhiều hạn chế nhưng Việt Nam chúng ta đã có những bước đi đầu tiên nhất định trong việc đón lấy làn sóng 4.0. Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức, chúng ta phải xác định rằng các lĩnh vực kinh tế xã hội ngày nay không hoạt động rời rạc mà luôn ở dạng tích hợp đa chiều, đa ngành trong đó chất xúc tác mạnh nhất là công nghệ thông tin.
Để lại một phản hồi